Sét là một hiện tượng thiên nhiên rất nguy hiểm xuất hiện vào các mùa giông bão. Nguồn điện có công suất lớn từ tia sét có thể gây hại tới tài sản, sức khỏe hay tính mạng con người. Để phóng tránh những tác hại do sét gây ra, nhiều nhà, chủ đầu tư đã lắp đặt hệ thống chống sét cho công trình của mình. Để biết thêm các thông tin về cột chống sét và hệ thống chống sét là gì thì mời các bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Khái niệm cột chống sét
Cột chống sét (hay cột thu lôi) đầu tiên được chế tạo vào năm 1752. Do1 nhà khoa học người Mỹ Benjamin Franklin tại Philadelphia. Nó được chế tạo từ 1 thanh kim loại. Chúng được gắn trực tiếp trên chóp một tòa nhà. Ngoài ra có sự kết hợp với 1 dây dẫn điện dẫn trực tiếp tới mặt đất hoặc “đất”. Khi tia sét đánh vào công trình xây dựng thì sẽ đánh vào cột chống sét, qua dây dẫn sẽ được truyển thẳng xuống đất, bởi vậy không gây hại trực tiếp tới công trình. Để tăng thêm độ an toàn, người ta đã lắp thêm vỏ ngoài bằng sứ để giảm bớt ảnh hưởng từ sét tới công trình.
Nguyên lý hoạt động của cột thu lôi là gì?
Khi có giông bão, các đám mẫy sẽ tích điện âm, còn mặt đất sẽ tích điện dương, môi trường ở giữa sẽ có hiện điện thế rất lớn và hình thành sét. Tia sét thường đánh vào những nơi có địa hình cao, những mũi nhọn, vì vậy mà người ta thường lắp đặt các cột chống sét nhọn trên đỉnh các tòa nhà. Sau khi bị đánh, thông qua dây dẫn, dòng điện sẽ được truyền trực tiếp tới mặt đất. Tại đây, dòng điện sẽ được trung hòa vì dòng điện mang điện tích âm, còn mặt đất mang điện tích dương.
Những lưu ý khi làm cột thu lôi
Lắp đặt cột trống sét ở các bị trí cao nhất so với tòa nhà, để tăng khả năng bảo vệ.
Cột chống sét thược được làm từ thép tráng kẽm, có bán kính khoảng 30mm và chiều dài hơn 2m.
Dây dẫn nối từ cột chống sét xuống đất thường được làm từ đồng trần hoặc các loại cáp thoát sét chống nhiễu.